Chương 30: Chương 30

Việc vào đại học Diệp Ninh đúng là suy xét rất lâu. Nói thật, đời trước cô đi học đủ rồi, nhưng cô không thể phủ nhận là tấm bằng kia thật sự rất hữu ích. Chỉ là cô ra ngoài đời nhiều năm rồi, kiến thức học hành trả cho giáo viên từ lâu. Mấy tháng nữa là thi đại học rồi, lấy trình độ hiện giờ thì cô căn bản không thi đậu. Nói tiếp, đây là thập niên 80, thời đại hoàng kim của tiền tài ở khắp nơi. Cô còn nghĩ chờ chính sách nới lỏng hơn chút thì cô sẽ kinh doanh. Cô biết nấu ăn nhưng không biết đốt củi nên bữa trưa do Diệp Lan làm. Mới vừa biết tin cha qua đời nên không ai có tâm trạng ăn cơm cả, cô bé nấu mì sợi, họ tùy tiện ăn mấy miếng. Hai chị em sửa soạn lại đồ đạc của Diệp Thanh Sơn, sau đó cô bắt đầu hỏi cô bé về đồng ruộng của gia đình. Không phải họ không trở về quê, Diệp Thanh Sơn còn phải an táng ở bên này. Mỗi năm đến tiết thanh minh họ phải trở về tảo mộ, cho nên không thể bán nhà, chờ về sau có tiền họ sẽ trở về xây nhà nhỏ hai tầng. Chưa chắc gì Diệp An về già sẽ về quê sống, tóm lại cứ để lại trước đã. Đất phần trăm phải để lại, cái này gần nhà cô. Chủ yếu vì đất phần trăm không có bao nhiêu, cũng không đáng giá bao nhiêu tiền. Đồng ruộng có chỗ tốt chỗ xấu, Diệp Thanh Sơn khá may mắn, ông lấy được chỗ ruộng không tệ, tốt thì nhiều mà xấu thì ít. Đây cũng là lý do hai nhà bác cả và chú nhỏ muốn đồng ruộng của gia đình họ. Hai ruộng nước xa nhà lại gần ở suối nhỏ, nếu là sống cùng với nhà cũ bên kia, chia ruộng rồi mới tách ra sống riêng thì đồng ruộng tốt này đâu đến lượt nhà của họ đâu. Diệp Ninh viết tất cả đồng ruộng và đất phần trăm họ sở hữu, xa gần lớn nhỏ đều đánh dấu hết, đồng thời đánh dấu vào đất phần trăm sau núi: "Còn phải làm mộ." "Nơi này, bố đã nói với em rồi, về sau già bố muốn được mai táng ở chỗ này." Diệp Lan thường xuyên lên núi cùng Diệp Thanh Sơn nên cô bé biết tất cả đồng ruộng gia đình sở hữu, còn biết ông phân chia ra sao. Cô gật đầu, đánh dấu miếng đất kia, còn lại thì bán hết. "Nếu không thì để lại một mảnh ruộng nước đi?" Cô bé nhìn các đồng ruộng trên vở, những chỗ đó đều là của gia đình họ, bán đi thì không còn nữa. Người ở thời Diệp Ninh không còn hiểu được tình cảm của nông dân đối với đồng ruộng. Chủ yếu khi đó người trẻ tuổi ở quê đều đi ra ngoài làm việc, rất nhiều nơi đều bỏ hoang, chỉ còn lại một số cụ già thân thiết còn trồng trọt. Cô chỉ liếc nhìn cô bé một cái, cười nói: "Giữ lại cũng không ích gì. Nếu cho người khác trồng mà không cho ông nội, chắc chắn sẽ bị người ta mắng chửi, còn không bằng bán đi để đỡ phải lo lắng." Chỉ nói ba người đều phải đi học, về sau không ở nhà, bán đi lấy học phí, cũng xem như là lời giải thích hợp lý. Cuối cùng Diệp Ninh vẫn để một mảnh đất ven đường. Đất nền nông thôn đa số là đất của gia đình cô, lỡ về sau Diệp An muốn xây nhà, hoặc là muốn xây nhà cho con cái cậu bé thì còn có thứ để cầm đi phê duyệt đất làm nhà. Tính toán thời gian, cô thấy đa số mọi người đều ăn trưa xong rồi, cô lấy vở và giấy vay nợ, dẫn Diệp Lan đến nhà chú Hai Mặt Rỗ. "Thím hai, thím có nhà không?" Diệp Lan ở ngoài cửa gọi.